Nước làm mát động cơ Turbo Radiator Coolant

45.000₫
Nước giải nhiệt động cơ hay còn gọi là nước làm mát động cơ Turbo với công nghệ tiên tiến giúp bảo vệ cho tất cả các động cơ xăng và dầu. Nó ngăn ngừa ăn mòn hóa học và rỉ sét, thúc đẩy hệ thống làm mát và giúp động cơ vận hành có hiệu quả.

Nước giải nhiệt động cơ hay còn gọi là nước làm mát động cơ Turbo Radiator Coolant với công nghệ tiên tiến giúp bảo vệ cho tất cả các động cơ xăng và dầu. Nó ngăn ngừa ăn mòn hóa học và rỉ sét, thúc đẩy hệ thống làm mát và giúp động cơ vận hành có hiệu quả.

Cách thay nước làm mát trên ô tô

Những dụng cụ (tools) cần thiết như sau:

Một chìa khóa (tuộc-nơ-vít)Phillips hoặc chìa khóa đầu dẹt

Một cái phễu

Một chậu chứa dung dịch nước làm mát cũ.

Đeo găng để bảo vệ bàn tay , có thể làm việc với đôi tay trần.

Tiến trình thay nước:

Giai đoạn I: Tháo nước ra khỏi hệ thống

   Bước 1: Chờ máy nguội, mở nắp két nước (Radiator). Rồi bò vào dưới đầu xe nhìn lên đáy bình tản nhiệt, để tìm lỗ thoát nước (drain plug) nằm ngay phía ngoài, rất dễ thấy nhờ cái nút khía bịt ngang, hoặc một bù lon có mũ hình chữ T.

   Bước 2: Đặt cái chậu hứng nước làm mát cũ – dung tích khoảng 10 lít – bên dưới két nước, ngay lỗ tháo nước. Dùng tay hoặc một cây kìm xoắn để mở nút cho nước thoát vào trong chậu. Chờ nước chảy ra hết thì đóng nút để bịt lỗ thoát nước.

   Bước 3: Đổ đầy nước lã (hoặc nước cất) vào bình, cho đến khi nước dâng lên đầy bình, hoặc từ ngoài nhìn vào có thể thấy mặt nước lấp loáng bên trong. Sau đó, đậy nắp két nước lại.

Mở máy cho chạy khoảng 5 phút, để nước sạch lưu hành qua mọi ngõ ngách trong hệ giải nhiệt.Sau đó, tắt máy, để máy nguội, rồi làm lại từ bước 1 và bước 2.

Làm 2 lần như vậy để súc bình cho sạch.Chúng ta nên thong thả tháo nước 2 lần, bằng cách cho chảy vào một cái chậu hứng bên dưới.

  Nên nhớ: Nước làm mát là một chất lỏng độc hại. Không nên tháo cho nó chảy lênh láng ngoài sân. Nước làm mát cũ ngấm xuống đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm, chảy vào mương lạch giết hại cá mú và các loài thủy sinh… Người có trách nhiệm với môi sinh không bao giờ làm như vậy.

   Quan Trọng: Khi cho máy chạy, cần theo dõi chuyển động của cây kim trên đồng hồ nhiệt. Đừng bao giờ để kim lấn vào vùng đỏ báo động. Tắt máy ngay khi thấy xe có vẻ nóng hơn bình thường.

Giai đoạn II: Thay nước mát mới và cho “ợ khí”

Bước 1: Đổ dung dịch nước mát mới pha chế theo tỷ lệ nói trên vào két nước. Tiếp theo, cũng đổ đầy bình nước phụ bằng dung dịch ấy. Bình nước phụ (overflow reservoir) là một bình mủ nhỏ, nối với bình nước chính bằng một ống cao su trong suốt.

   Bước 2:Vẫn mở nắp bình, đề máy chạy đến khi bình tản nhiệt “ợ hơi”, tức là sủi những túi bọt khí nấp ở đâu đó trong hệ thống giải nhiệt ra. Mực nước làm mát trong bình sẽ từ từ hạ xuống, trong lúc có những bong bóng khí khá lớn từ trong lòng bình thoát ra, vì hệ thống đang “ợ khí”. Luôn luôn để mắt trông chừng sự xê dịch của cây kim trên đồng hồ nhiệt.

   Bước 3: Vẫn để máy chạy. Chế thêm dung dịch nước mát vào cho đầy két nước chính và bình phụ tới mức cần thiết. Và đậy nắp bình trở lại. 

   Lưu ý : Giai đoạn “ợ hơi” rất cần thiết. Vì trong khí chế nước làm mát mới, không khí len vào, chiếm mất phần nào thể tích trong bình. Vì thế có thể thực hiện bước 2 “Ợ khí” một vài lần, để bảo đảm không khí bên trong được tống xuất ra. Nhớ chế thêm khi thấy mực nước mát hạ xuống.

Sau đó, dùng phễu, chuyển nước mát cũ vào trong bịch nilon, rồi đi đổ 

  Công việc chỉ có vậy, mà lại tiết kiệm được ít tiền. Nhưng điều quan trọng nhất là mình đã giữ được một bổn phận cần thiết với cái xe.

messenger